13/10/2024 lúc 12:11

Hộp đựng và câu chuyện về an toàn thực phẩm

 Một trong những vấn đề được quan tâm trong nhiều năm gần đây chính là vệ sinh an toàn thực phẩm của bao bì. Phải làm sao vừa an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm song cũng phải vừa đẹp mắt, tiện lợi và dễ sử dụng.

hop-dung-va-cau-chuyen-an-toan-thuc-pham

Đồ ăn nhanh

Để giảm tối đa những tác động không tốt đến sức khỏe con người, đồng thời nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, đa số các thương hiệu kinh doanh thực phẩm đều lựa chọn hộp đựng đồ ăn bằng bao bì, túi giấy để thay thế cho các loại túi nilon như trước. Bởi, theo những nghiên cứu mới nhất, chất độc hại có trong các loại bao bì nilon có thể gây ra bệnh ung thư cho con người nếu sử dụng lâu dài.

Chính vì thế, việc sử dụng hộp đựng đồ ăn bằng giấy để thay thế cũng khiến cho người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng bởi tính an toàn thực phẩm của nó.

Đựng đồ ăn bằng hộp giấy ngoài vai trò giúp người tiêu dùng an toàn hơn về sức khỏe thì còn mang trong mình những vai trò cơ bản nhất. Nó có vai trò là lớp ngăn cách và bảo vệ đồ ăn khỏi các tác động từ bên ngoài khi di chuyển. Khói bụi, va đập hay các yếu tố khác cũng được hạn chế đáng kể. Bên cạnh đó, hộp đựng đồ ăn bằng giấy còn tạo cho người dùng cảm giác an toàn, văn minh, sang trọng.

Trong tất cả các cửa hàng thức ăn nhanh, rạp chiếu phim hay các siêu thị,… ở quầy bán đồ ăn luôn có sẵn các loại túi giấy được in ấn bắt mắt phù hợp với từng loại sản phẩm cho khách hàng.

hop-dung-va-cau-chuyen-an-toan-thuc-pham

Vì là giấy nên khi lựa chọn sẽ phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn so với những sản phẩm khác. Hộp đựng đồ ăn phải được sản xuất từ những loại giấy nhập khẩu và có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho vật liệu sản xuất. Bên cạnh đó, hộp còn phải có độ dày và cứng nhất định để bảo vệ cho sản phẩm ở bên trong.

Đồng thời phải có tính thấm hút dầu mỡ nếu được sử dụng để đựng các loại đồ chiên, rán như, bỏng ngô, khoai tây chiên, gà rán hay hamburger,… Với những hộp đựng đồ ăn như bánh hoặc hoa quả thì tính chất chịu lực lại là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất để bảo đảm đồ ăn ở bên trong không bị dập nát. Có như vậy mới đảm bảo tính an toàn thực phẩm.

Rượu ủ trong thùng gỗ sồi

Để bảo quản các đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu vang, whisky và một số loại bia, thường được ủ trong thùng gỗ sồi. Ngoài việc đảm bảo an toàn thực phẩm thì còn có một số ý nghĩa thú vị nữa.

Thùng gỗ sồi không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hương vị và chất lượng của đồ uống có cồn. Gỗ sồi chứa các hợp chất tự nhiên như lignin, tannin, cellulose và hemicellulose. Khi đồ uống được ủ trong thùng gỗ sồi, các hợp chất này dần dần hòa tan vào rượu, tạo ra hương vị phong phú. Những hợp chất này góp tạo ra hương vị vanilla, tạo độ chát và làm cân bằng cấu trúc rượu. Cellulose và hemicellulose khi bị phá hủy bởi nhiệt trong quá trình tạo thùng, chúng tạo ra hương vị caramel, giúp rượu có độ ngọt tự nhiên.

Ngoài ra, đồ uống có cồn được ủ trong thùng gỗ sồi sẽ thay đổi màu sắc bởi quá trình ủ giúp đồ uống hấp thụ các sắc tố từ gỗ, khiến rượu chuyển từ trong suốt sang màu sắc đậm hơn, từ vàng nhạt, hổ phách đến nâu sẫm. Đó là bởi vì loại gỗ sồi được sử dụng.

Có ba loại gỗ sồi phổ biến trong ngành sản xuất đồ uống có cồn, bao gồm gỗ sồi Mỹ tạo ra màu sắc nhạt hơn và hương vị nhẹ nhàng, gỗ sồi Pháp tạo ra hương vị đậm đà, gỗ sồi Pháp cũng giúp rượu có màu đậm và phức tạp hơn. Còn gỗ sồi Slavonia ít phổ biến hơn nhưng lại có khả năng tạo ra hương vị và màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.

hop-dung-va-cau-chuyen-an-toan-thuc-pham

Đặc biệt, thùng gỗ sồi có cấu trúc xốp, cho phép một lượng nhỏ oxy thẩm thấu qua các kẽ hở và tương tác với rượu bên trong. Mặc dù quá trình này diễn ra chậm rãi, nhưng oxy góp phần làm thay đổi và cải thiện hương vị của đồ uống có cồn theo thời gian. Rõ ràng, ngoài yếu tố an toàn thực phẩm ra thì việc dùng gỗ để đựng đồ uống có cồn mang lại rất nhiều thú vị!

Một số vật liệu ít vi trùng khác

Theo nghiên cứu, một số vật liệu như kim loại, thủy tinh hoặc các loại nhựa đặc biệt có khả năng đảm bảo an toàn thực phẩm, chống vi khuẩn tốt hơn so với giấy hoặc bìa cứng. Nhờ đặc tính này, bao bì làm từ vật liệu phù hợp không chỉ bảo quản thực phẩm an toàn mà còn góp phần kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm.

Ví dụ điển hình là bao bì kim loại như lon thiếc, với khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo quản thực phẩm trong môi trường kín và an toàn. Thủy tinh, với đặc tính trơ, không phản ứng, cũng hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật.

Đối với bao bì carton, có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy trình được sử dụng để sản xuất hộp carton có thể ngăn ngừa vi trùng. Để làm bìa cứng, các lớp giấy được tạo hình và liên kết ở nhiệt độ lên tới 200°F – nóng hơn nhiệt độ mà hầu hết các mầm bệnh như E.coli và Salmonella có thể chịu được. Điều này nghĩa là hộp carton đặc biệt an toàn để đóng gói thực phẩm, vì chúng chắc chắn được vệ sinh sau quá trình sản xuất, ngay cả khi chúng được làm từ vật liệu tái chế.

hop-dung-va-cau-chuyen-an-toan-thuc-pham

Vai trò của bao bì thực phẩm không chỉ giới hạn trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm khỏi các tác nhân bên ngoài. Nó còn đóng góp quan trọng vào việc kiểm soát sự lây lan vi khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ an toàn của thực phẩm.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Tây Ban Nha van toàn thực phẩmào năm 2016, việc sử dụng khay carton sóng thay cho khay nhựa để bảo quản trái cây đã cho thấy hiệu quả vượt trội trong việc giảm thiểu ô nhiễm chéo vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả khi khay nhựa bị nhiễm khuẩn chủ ý, lượng vi sinh vật lây lan từ bao bì carton vẫn thấp hơn đáng kể. Nhờ vậy, trái cây được bảo quản trong khay carton có thể giữ được độ tươi lâu hơn từ 48 đến 72 giờ so với khay nhựa.

Nguồn: Tạp chí Công Thương – Hoàng Quân