05/12/2024 lúc 16:30

Đào tạo nhân lực bán dẫn: Cơ hội vàng cho tương lai

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn, đòi hỏi tăng tốc đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao để bắt kịp xu thế toàn cầu hóa.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng cao, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 43/CT-TTg, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai Chiến lược và Chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ này đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. 

Mục tiêu là tạo ra đội ngũ nhân lực bán dẫn có đủ năng lực để nắm bắt và phát triển các công nghệ tiên tiến, góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại.

Đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực bán dẫn
Đầu tư mạnh mẽ vào việc đào tạo nhân tài cho các ngành công nghệ cao. Ảnh: Công Thương

Ngành công nghiệp bán dẫn: Điểm sáng trong chiến lược phát triển quốc gia

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang trên đà bứt phá. Theo dự báo của Statista Market Insights, doanh thu thị trường trong nước năm 2024 đạt 18,23 tỷ USD, dự báo sẽ tăng vọt ở mức 31,39 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm ấn tượng là 11,48%/năm. 

Chính phủ đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất chip hàng đầu thế giới. Các chính sách ưu đãi hấp dẫn cùng với tiềm năng tăng trưởng lớn đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế, mở ra một tương lai đầy triển vọng cho ngành công nghiệp này.

Theo Thủ tướng Chính phủ, phát triển nhân lực bán dẫn là yếu tố then chốt để Việt Nam hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này vẫn còn hạn chế, đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc đào tạo và nâng cao trình độ.

Thách thức trong phát triển nguồn nhân lực bán dẫn tại Việt Nam

Dù nhân lực bán dẫn tại Việt Nam có tiềm năng lớn, số lượng chuyên gia và kỹ sư đạt chuẩn quốc tế vẫn còn rất ít. Điều này gây khó khăn cho việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu vốn yêu cầu trình độ công nghệ cao.

Bên cạnh đó, phần lớn các chương trình đào tạo tại các trường đại học và viện nghiên cứu chưa sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các kỹ năng chuyên sâu như thiết kế vi mạch, chế tạo chip hay quản lý dây chuyền sản xuất hiện chưa được chú trọng đầy đủ, dẫn tới tình trạng thiếu hụt đi nguồn nhân lực bán dẫn.

Việc thiếu các phòng thí nghiệm hiện đại, thiết bị đào tạo tiên tiến cũng là nguyên nhân khiến sinh viên và kỹ sư không có điều kiện thực hành thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực bán dẫn.

Đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn
Đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Ảnh: Sài Gòn Giải phóng Đầu tư Tài chính

Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời đại

Nhà nước, nhà trường, trung tâm đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp cần cùng chung tay để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực bán dẫn cho các ngành công nghiệp hiện đại. Việc hợp tác chặt chẽ với bên liên quan không chỉ mang lại cơ hội thực tập cho sinh viên mà còn giúp nâng cao trình độ công nghệ của đội ngũ lao động Việt Nam.

Thêm nữa, cần phải điều chỉnh các chương trình đào tạo theo hướng thực tiễn hơn, tập trung vào các kỹ năng thiết kế, sản xuất và quản lý công nghệ bán dẫn. Đặc biệt, việc đưa các chuyên gia quốc tế vào giảng dạy cũng là giải pháp hiệu quả để tăng cường năng lực chuyên môn.

Thủ tướng Chính phủ cũng ra chỉ tiêu yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ưu tiên đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn. Đây sẽ là nơi vừa đào tạo, vừa thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, giúp Việt Nam dần bắt kịp các quốc gia phát triển trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, việc kết hợp giữa giáo dục chính quy, các khóa đào tạo ngắn hạn và học trực tuyến (e-learning) sẽ mở ra nhiều cơ hội học tập cho nguồn nhân lực bán dẫn, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Để đạt được mục tiêu này, cần tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động dự báo nhu cầu, xây dựng kế hoạch chi tiết, huy động đa dạng nguồn nhân lực bán dẫn và tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác. Việc làm này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Cơ hội từ sự hỗ trợ của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh vai trò của ngành bán dẫn trong chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Những chính sách hỗ trợ như ưu đãi đầu tư, cải cách hành chính, và khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nhân lực bán dẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành.

Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng cao chính là chìa khóa để Việt Nam trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn tại khu vực. Với những nỗ lực từ Chính phủ, các trường đại học và doanh nghiệp, ngành bán dẫn sẽ không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế công nghệ của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Phương Thảo

Xem thêm tin: Tại đây