21/11/2024 lúc 17:27

Các công ty chứng khoán lớn ghi nhận lợi nhuận vượt trội

Các công ty chứng khoán lớn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội từ cho vay ký quỹ và đầu tư công cụ có thu nhập cố định.

Động lực từ tăng trưởng Dư nợ ký quỹ của công ty chứng khoán

Theo bảng báo cáo phân tích mới nhất từ Công ty CP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating), cho thấy các công ty chứng khoán có quy mô lớn đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024. ROAA (lợi nhuận trên tổng tài sản) của nhóm này đạt 5,4% tăng từ 4,3% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn ngành.

Sự bứt phá này chủ yếu nhờ vào tăng trưởng mạnh mẽ trong dư nợ cho vay ký quỹ và danh mục đầu tư vào công cụ thu nhập cố định, như trái phiếu doanh nghiệp. Hiệu quả từ phí dịch vụ lưu ký cũng góp phần tích cực vào lợi nhuận.

Nhóm danh sách công ty chứng khoán lớn sở hữu danh mục đầu tư công cụ thu nhập cố định lớn nhất, giúp họ tận dụng thị trường trái phiếu doanh nghiệp hồi phục. Lợi nhuận từ đầu tư trái phiếu và phí lưu ký tăng cao, điển hình tại TCBS, VPBANKS, VND đóng góp lớn vào hiệu quả tài chính.

Lợi nhuận vượt trội của các công ty chứng khoán so với công ty cùng ngành.
Lợi nhuận vượt trội của các công ty chứng khoán so với công ty cùng ngành.
Ảnh: Tin nhanh chứng khoán

Ngược lại, các công ty chứng khoán quy mô vừa như SHS, BSI, VDS… phải đối mặt với thách thức lớn hơn, với ROAA giảm 2% so với quý trước do sụt giảm giá trị đầu tư cổ phiếu. Tăng trưởng dư nợ cho vay ký quỹ của họ cũng chậm hơn, phản ánh hạn chế về vốn và mạng lưới khách hàng.

Đại diện của VIS Rating cho biết: “Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng hơn một nửa trong số 251 công ty sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm. Chúng tôi cũng kỳ vọng ROAA của ngành cả năm 2024 sẽ cải thiện 50-70 điểm cơ bản so với năm trước, đạt mức 4,8 – 5,2%”.

Về chất lượng tài sản tại các CTCK cũng có dấu hiệu cải thiện, với tỷ lệ trái phiếu chậm trả đã giảm đi đáng kể, trong khi khả năng thu hồi nợ gia tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2024, nhiều tổ chức phát hành thuộc lĩnh vực năng lượng và bất động sản đã hoàn tất việc thanh toán gốc và lãi, giúp các CTCK giảm cam kết mua lại trái phiếu tới 30%.

Tuy nhiên, vẫn có hơn 20% các công ty được phân tích duy trì khẩu vị rủi ro cao, với tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp lớn. Đồng thời, hoạt động cho vay ký quỹ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt đối với các khách hàng lớn.

Điều này tiềm ẩn nguy cơ nếu thị trường chứng khoán suy giảm, buộc các công ty chứng khoán phải thực hiện bán giải chấp tài sản đảm bảo. Đây chính là yếu tố từng gây thiệt hại lớn vào quý 4 năm 2022 khi giá cổ phiếu lao dốc. Việc quản trị rủi ro hiệu quả sẽ là yếu tố then chốt để các công ty chứng khoán tránh lặp lại kịch bản này.

Thanh khoản và đòn bẩy tài chính được kiểm soát

Ngành chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì mức độ sử dụng đòn bẩy thấp, nhờ vào các đợt tăng vốn mạnh mẽ từ nhiều công ty lớn trong nước. Trong quý III/2024, các công ty như VIX, VND, và MBS đã thực hiện các đợt tăng vốn đáng kể, củng cố bộ đệm rủi ro và giúp tỷ lệ đòn bẩy của toàn ngành duy trì ở mức khoảng 230%.

Điển hình, ACBS đang được đề xuất tăng vốn để đóng vai trò chiến lược hơn trong kế hoạch kinh doanh của ngân hàng mẹ, trong khi HCM dự kiến sẽ sử dụng nguồn vốn mới để mở rộng hoạt động và giữ tỷ lệ cho vay ký quỹ dưới mức quy định 200% vốn chủ sở hữu.

Rủi ro tài sản từ việc trái phiếu cũng giảm đáng kể.
Rủi ro tài sản từ việc trái phiếu cũng giảm đáng kể. Ảnh: Thời báo Tài chính

Ngoài ra, rủi ro thanh khoản trong ngành chứng khoán đang được quản lý hiệu quả, mặc dù một số công ty có vốn nước ngoài và công ty liên kết với ngân hàng gia tăng nợ vay ngắn hạn. Các CTCK cũng liên kết với ngân hàng tận dụng được khả năng tiếp cận hạn mức tín chấp từ ngân hàng mẹ, từ đó giúp duy trì thanh khoản ổn định. Trong khi đó, các công ty có vốn nước ngoài như MASVN và KIS được hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ, tạo nên mạng lưới tài chính vững chắc.

Theo danh sách công ty chứng khoán, việc duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản cao, với tiền mặt và chứng chỉ tiền gửi chiếm 15-30% tổng tài sản, đảm bảo thanh toán linh hoạt. Rủi ro tái cấp vốn từ vay của khách hàng đã giảm ở một số công ty lớn nhờ phát hành trái phiếu dài hạn, tăng gấp 4 lần so với năm trước.

Khoảng 30% danh sách công ty chứng khoán trong ngành có hồ sơ thanh khoản mạnh, chủ yếu là các công ty liên kết với ngân hàng. Những danh sách công ty chứng khoán này không chỉ hưởng lợi từ tăng vốn gần đây mà còn ít phụ thuộc vào nợ ngắn hạn, giúp giảm rủi ro thanh khoản và tăng cường ổn định tài chính lâu dài.

Nhận định chứng khoán ngày 20/11, thị trường được tràn ngập trong sắc xanh khi các chỉ số đều được tăng điểm, VN-Index đảo chiều tăng 11,39 điểm (tăng 0,95%) đạt mức 1.216,54 điểm. Toàn sàn cũng ghi nhận 250 mã tăng giá, 57 mã đứng giá và 148 mã giảm. Thanh khoản trên HOSE cải thiện đáng kể với giá trị giao dịch đạt 17.807 tỷ đồng, tương đương hơn 767,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh.

Tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,60 điểm (+0,73%) lên 221,29 điểm, trong khi UPCoM-Index cũng tăng 0,79 điểm (+0,88%) lên 91,09 điểm. Số mã tăng giá trên HNX và UPCoM lần lượt là 100 và 171 mã, vượt xa số mã giảm. Dù khối ngoại vẫn duy trì chuỗi bán ròng với giá trị gần 1.250 tỷ đồng, áp lực từ động thái này không cản được đà hồi phục tích cực của thị trường trong phiên hôm qua.

Minh Thư

Xem thêm thông tin: Tại đây