06/01/2025 lúc 09:39

Bức tranh đa sắc trong dự báo lợi nhuận doanh nghiệp quý 4/2024

Theo báo cáo của VCBS về dự báo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp quý 4/2024 cho thấy sự tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Dự báo về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp quý 4
Dự báo về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp quý 4. Ảnh minh họa

Ngân hàng dẫn đầu đà tăng trưởng

Theo báo cáo của VCBS, kết quả kinh doanh quý 4/2024 của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy sự tăng trưởng ổn định ở nhiều ngành, đặc biệt là ngân hàng. Các ngân hàng như ACB, CTG và HDB đều ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần (NIM) nhờ cải thiện cơ cấu huy động vốn và sự phục hồi của thị trường bất động sản. ACB đạt lợi nhuận trước thuế (LNTT) 5.476 tỷ đồng (+8,6% so với cùng kỳ), trong khi CTG ghi nhận 8.557 tỷ đồng (+11,2%).

MBB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, với thu nhập hoạt động (TOI) tăng 24,8% và LNTT tăng 43,2%. Động lực chính đến từ sự gia tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ và thu nhập phí dịch vụ từ mảng bán chéo sản phẩm. Ngoài ra, MSB nổi bật với mức tăng trưởng LNTT 147,1%, nhờ việc thu hồi nợ xấu và cải thiện chất lượng tài sản. Kỳ vọng NIM sẽ hồi phục trong năm 2025, hỗ trợ sự tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn.

Lĩnh vực bất động sản cũng ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan. VHM và KDH dẫn đầu tăng trưởng trong ngành nhờ các dự án quy mô lớn bắt đầu bàn giao và ghi nhận doanh thu. VHM báo cáo doanh thu quý 4 tăng 127%, đạt 19.743 tỷ đồng, với lợi nhuận sau thuế tăng 1.254%. KDH, với dự án The Privia tại TP.HCM, đạt doanh thu tăng 395% và lợi nhuận tăng 730%. Sự cải thiện pháp lý và tiến độ bàn giao dự án là yếu tố chính thúc đẩy doanh số và lợi nhuận.

Trong khi đó, PDR đã tái cấu trúc tài chính thành công, mở đường cho các dự án bất động sản lớn như Cao ốc Thuận An tại Bình Dương, kỳ vọng mang lại nguồn lợi nhuận ổn định trong các quý tới.

Trong khi đó, nhóm ngành tiêu dùng và công nghệ cũng đang cho thấy những dấu hiệu bứt phá. Trong đó, doanh nghiệp Masan nhờ vào việc MCH duy trì vị thế dẫn đầu mảng tiêu dùng, tăng trưởng của các ngành hàng vượt trội so với trung bình ngành.

Kỳ vọng niêm yết lên sàn HoSE trong năm 2025, sẽ làm tăng giá trị tập đoàn, tạo dòng tiền cho MSN giảm nợ và tái đầu tư vào ngành hàng cốt lõi. Cộng hưởng giá trị với WCM, dự kiến doanh thu WCM đạt 34.600 tỷ (+15% svck) với DT/CH tăng 6,5%, Q3.24 ghi nhận lãi 20 tỷ. Kỳ vọng sang năm 2025, WCM sẽ hóa vốn NPAT ổn định.

Cổ phiếu MCH vẫn luôn có sự tăng trưởng khả quan
Cổ phiếu MCH vẫn luôn có sự tăng trưởng khả quan. Ảnh: Fireant

Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp là MWG và PNJ được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi của sức mua và các chiến lược kinh doanh hiệu quả. FPT và CTR, hai đại diện của ngành công nghệ – viễn thông, được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng hai chữ số khi doanh nghiệp FPT đã có sự tăng trưởng 30%/năm, hợp tác NVIDIA về AI và mảng viễn thông phục hồi.

Ngành dầu khí và điện vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, dù có những thách thức nhất định. PLX và DCM được dự báo sẽ hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ tăng và giá dầu ổn định. Ngoài ra, dự thảo Nghị định mới kỳ vọng sẽ được thông qua sẽ có tác động tích cực đối với các thương nhân kinh doanh và phân phối xăng dầu.

Về sự tăng trưởng của ngành điện với PC1 có mảng khai khoáng hoạt động ổn định với biên lợi nhuận cao và POW kỳ vọng tăng trưởng nhờ vào nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng trên 10% trong năm 2025.

CTR có sự tăng trưởng trong mảng vận hành, hạ tầng cho thuê tăng trưởng chủ đạo nhờ triển vọng 5G nhờ vào sự phát triển của các mảng công nghệ thông tin toàn cầu, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu và viễn thông.

Các ngành khác cũng có sự tăng trưởng khả quan

Ngành vận tải biển được đánh giá là vẫn duy trì đà tăng trưởng nhờ vào sự phục hồi của thương mại và các dự án cảng biển mới, tuy nhiên cũng phải đối mặt với những biến động do tình hình chính trị thế giới. Các cổ phiếu như PVT, ACV, VTP được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong năm 2025.

Các ngành khác cũng có sự tăng trưởng khả quan
Các ngành khác cũng có sự tăng trưởng khả quan. Ảnh minh họa

Ngành chăn nuôi được đánh giá là có nhiều tiềm năng dài hạn nhờ vào Luật Chăn nuôi mới có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về giá cả và dịch bệnh. Doanh nghiệp BAF và DBC được dự báo sẽ có sự bứt phá trong năm 2025 nhờ vào việc mở rộng đàn và tối ưu quy trình sản xuất.

Bên cạnh những ngành trên, báo cáo của VCBS cũng nhấn mạnh đến triển vọng của các ngành khác như sản xuất công nghiệp, dầu khí, bán lẻ và chứng khoán. Các doanh nghiệp như HPG, NKG, HSG, GDA, DGC, PVD, PVS, BSR được kỳ vọng sẽ có sự phục hồi và tăng trưởng tích cực trong năm 2025. Các công ty chứng khoán SSI và HCM cũng được đánh giá sẽ hưởng lợi từ việc nâng hạng thị trường và dòng tiền margin.

Theo báo cáo của VCBS cũng không quên nhắc nhở nhà đầu tư về những rủi ro tiềm ẩn, như sự bất ổn của kinh tế thế giới, biến động của giá nguyên vật liệu và rủi ro về chính sách. Khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng và lựa chọn các cổ phiếu doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, tiềm năng tăng trưởng bền vững và quản lý rủi ro hiệu quả.

Minh Thư

Xem thêm tin: Tại đây