Thị trường chứng khoán dao động nhẹ, VN-Index trở lại vạch xuất phát
Thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến sắc đỏ bao phủ khi VN-Index tiếp tục giảm điểm do lực cản từ các cổ phiếu trụ.
VN-Index chịu áp lực từ cổ phiếu trụ
Mở đầu phiên giao dịch chứng khoán sáng 11/12, VN-Index ghi nhận mức tăng nhẹ khoảng 4,6 điểm đạt 1,275.6 điểm trong khoảng 15 phút đầu phiên. Đến 10h30’, thị trường chứng khoán xuất hiện sự giằng co do thiếu động lực dẫn dắt khi nhóm tài chính và bất động sản có trạng thái bị phân hóa mạnh.
Kết phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm 0,31 điểm (-0,02%) trên thị trường chứng khoán là sự lấn át của sắc đỏ với chỉ 143 mã tăng so với 208 mã giảm trên sàn HoSE. Ngược lại, VN30-Index đạt đỉnh cùng lúc với VN-Index, tăng 3,99 điểm (+0,3%) khi chốt phiên với độ rộng duy trì cân bằng 13 mã tăng và 13 mã giảm. Sự ổn định của nhóm cổ phiếu blue-chip cho thấy khả năng giữ giá mạnh mẽ.
Đáng chú ý, trong phiên sáng cổ phiếu VCB tiếp tục giảm mất 0,63% trong phiên sáng nay trên thị trường chứng khoán sau khi bị mất 0,84% trong phiên ngày hôm qua, gây áp lực hơn 0,8 điểm lên VN-Index. Ngược lại, FPT tăng 0,94%, đóng góp 0,5 điểm vào VN-Index và 1,4 điểm cho VN30-Index, nhưng không đủ bù đắp cho sức ép từ các mã lớn khác như VCB và BID.
Nhóm VN30 cũng ghi nhận sự tích cực từ TCB (+0,83%), SHB (+2,42%), VNM (+0,94%), và STB (+0,75%). Nhóm cổ phiếu giảm điểm chủ yếu không có ảnh hưởng lớn đến thị trường, với BVH giảm 1,52%, POW giảm 1,19% và BCM giảm 1,47%. Thanh khoản của VN30 sáng nay tăng 16% so với hôm qua, trong khi tổng khối lượng giao dịch trên sàn HoSE giảm 1%. Trong số 10 cổ phiếu có thanh khoản vượt 100 tỷ đồng, VN30 chiếm 8 mã trong đó chỉ có SSI (-0,57%) và MWG (-0,82%) giảm.
Giao dịch ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tại thị trường chứng khoán cũng đang chậm lại, với Midcap giảm 0,22% và Smallcap giảm 0,12%. Mặc dù biên độ giảm nhẹ, trong số 208 mã giảm trên HoSE, chỉ có 44 mã sụt hơn 1%, chiếm khoảng 9,5% tổng giá trị khớp lệnh. Cổ phiếu ORS giảm 2,9% với khối lượng giao dịch gần 154 tỷ đồng, là mã duy nhất đáng chú ý; ORS đã tăng gần 15% trong 4 phiên trước đó và hiện đã đạt lợi nhuận hơn 21% từ đáy tháng 11.
Nhiều cổ phiếu giảm khác hầu hết không có thanh khoản đáng kể. Các mã như TCM, ANV, HDC, FRT, OCB, POW, SZC, HAG và BVH là những mã duy nhất có giao dịch trên 10 tỷ đồng. Tất cả những mã này đều đã có nhịp tăng tốt trong thời gian ngắn, vì vậy việc bị chốt lời trên thị trường chứng khoán sáng nay không gây bất ngờ.
Sự phân hóa sức mạnh giữa các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang trở nên phổ biến. Nhà đầu tư giao dịch dựa trên biến động giá riêng của từng cổ phiếu và trong số 143 mã tăng, chỉ có 46 mã đạt mức tăng trên 1%, với thanh khoản chỉ chiếm 10,7% sàn. Nổi bật nhất là SHB với thanh khoản 202,3 tỷ đồng, tăng 2,42%. Ngoài ra, chỉ có 6 mã khác giao dịch trên 10 tỷ đồng, bao gồm HAH (+1,61%), EIB (+1,58%), YEG (+1,77%), BSI (+2,16%), SCS (+1%) và SMC (+6,98%).
Đối với khối ngoại cũng ghi nhận bán ròng 224,1 tỷ đồng tại sàn HoSE và khoảng 25 tỷ đồng trên HNX và UpCOM. Cổ phiếu MWG bị bán ròng nhiều nhất với 50,9 tỷ đồng, tiếp theo là DGC (-32,2 tỷ) và VRE (-27 tỷ). TCB là mã duy nhất được mua ròng đáng kể với 26,1 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm
Kết thúc phiên giao dịch chiều 11/12, VN-Index giảm 3,21 điểm (-0,25%) dừng tại mức 1.268,86 điểm, trong khi HNX-Index giảm 1,06 điểm (-0,46%) về mức 228,18 điểm. Độ rộng thị trường chứng khoán nghiêng về phía giảm với 371 mã giảm và 298 mã tăng. Trong rổ VN30-Index, có 16 mã giảm, 10 mã tăng và 4 mã giữ tham chiếu.
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tăng so với phiên trước, với khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 501 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch vượt 11.800 tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận hơn 44,6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh với giá trị tương đương hơn 840 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán phiên chiều có diễn biến tiêu cực, khi lực bán gia tăng khiến chỉ số giảm mạnh và đóng cửa trong sắc đỏ. Các mã VCB, GVR, MWG và LPB có tác động tiêu cực đến chỉ số, làm mất hơn 2,4 điểm. Ngược lại, các mã FPT, SHB, KDC và HDB ảnh hưởng tích cực nhưng không nhiều.
HNX-Index cũng gặp khó khăn tương tự khi bị tác động tiêu cực bởi các mã VIF (-3,95%), NVB (-2,25%), DHT (-2,7%) và IDC (-1,05%). Ngành tiện ích chịu mức giảm mạnh nhất với 0,99% trên thị trường chứng khoán, chủ yếu do các mã POW (-1,98%), REE (-1,19%), GAS (-0,43%) và QTP (-2,03%). Các ngành tiêu dùng không thiết yếu và công nghiệp cũng giảm lần lượt 0,68% và 0,66%.
Ngược lại, ngành công nghệ thông tin phục hồi tốt nhất với mức tăng 0,67%, nhờ vào sự tăng điểm của FPT (+0,67%), CMG (+0,71%), ITD (+1,53%), CMT (+4,35%) và VTB (+0,47%). Ngành viễn thông và ngành tiêu dùng thiết yếu cũng có sự tăng trưởng nhẹ lần lượt 0,59% và 0,42%.
Về giao dịch của khối ngoại trên thị trường chứng khoán cũng tiếp tục bán ròng hơn 295 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung chủ yếu vào các mã VRE (129,19 tỷ), MWG (71,37 tỷ), PVD (39,95 tỷ) và DGC (34,9 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 58 tỷ đồng, với các mã chính là PVS (48,73 tỷ), MBS (4,6 tỷ), SHS (3,6 tỷ) và IDC (3,31 tỷ).
Minh Thư
Xem thêm tin: Tại đây