22/11/2024 lúc 10:06

Thu hút dòng vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam

Thanh khoản thấp và dòng vốn ngoại bán ròng là trở ngại lớn việc thị trường chứng khoán với các nhà đầu tư.

Khối ngoại vẫn duy trì bán ròng

Từ tâm lý bi quan khi VN-Index liên tiếp phá đáy, các nhà đầu tư đã thở phào nhẹ nhõm khi thị trường chứng khoán đã phục hồi, chạm lại ngưỡng tâm lý quan trọng 1.200 điểm trong phiên giao dịch ngày 20/11. Điểm sáng lớn nhất đến từ nhóm chứng khoán bất động sản, với hàng loạt mã tăng mạnh, góp phần giúp VN-Index kết phiên tăng hơn 11 điểm. Tuy nhiên, đây mới chỉ được coi là một phiên hồi phục kỹ thuật sau chuỗi bốn phiên giảm sâu, khi thanh khoản vẫn thấp, chỉ đạt gần 18.000 tỷ đồng.

Mặc dù lực cầu trong nước sôi động đã kéo thị trường chứng khoán hồi phục, khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng với giá trị hơn 1.200 tỷ đồng trên sàn HOSE trong phiên. Tính từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng hơn 88.000 tỷ đồng, con số cao kỷ lục, điều này đã tạo ra áp lực lớn khiến VN-Index không thể vượt qua ngưỡng 1.300 điểm, dù các chỉ số toàn cầu như S&P 500, Dow Jones hay Nikkei liên tục lập đỉnh mới. Rõ ràng, sự thiếu lạc quan từ phía khối ngoại đang cản trở đà hồi phục của thị trường chứng khoán trong nước.

Khối ngoại vẫn liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán.
Khối ngoại vẫn liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Tạp chí Tài chính

Nguyên nhân chính nằm ở áp lực tỷ giá USD/VND và sự hấp dẫn của việc đầu tư thị trường chứng khoán khác. Lãi suất trái phiếu chính phủ tại các nước phát triển, cùng đà tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và sản xuất bán dẫn, đã hút dòng vốn ngoại khỏi các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia phân tích, việc khối ngoại bán ròng hơn 2 tỷ USD trên thị trường chứng khoán và cổ phiếu Việt Nam từ đầu năm 2024 đến nay là một con số đáng báo động. Nếu thị trường chứng khoán không sớm được nâng hạng, nguy cơ dòng vốn ngoại tiếp tục rút khỏi Việt Nam là rất lớn.

Cải cách để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhận thấy được điều đó trong thời gian qua, các cơ quan quản lý đã không ngừng nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi. Nhiều rào cản pháp lý đã được gỡ bỏ từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia và giao dịch trên thị trường.

Dưới góc nhìn của nhà đầu tư quốc tế, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, so sánh việc đầu tư giống như “du lịch và ẩm thực”. Ông đã nhận định rằng nếu trước đây nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến Việt Nam với những điểm đến kinh tế sôi động như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì hiện tại, Việt Nam dường như thiếu đi “món mới” để hấp dẫn họ, trong khi nhiều thị trường chứng khoán khác đang đổi mới và thu hút hơn.

Thực tế, một số nhà đầu tư đã đẩy mạnh cải cách và đổi mới sản phẩm, không chỉ thu hút vốn ngoại mà còn tạo áp lực lên các tổ chức xếp hạng để thúc đẩy việc nâng hạng thị trường chứng khoán. Điển hình là TTCK Ả Rập Xê Út (Tadawul) đã có bước cải cách mạnh mẽ trong 4 năm để được nâng hạng. Dù chưa đáp ứng đủ tiêu chí của FTSE và MSCI trước đây, Tadawul vẫn thu hút hàng chục tỷ USD vốn ngoại mỗi năm. Áp lực này đã thúc đẩy FTSE Russell và MSCI lần lượt nâng hạng thị trường vào năm 2018.

Bài học từ Ả Rập Xê Út nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách toàn diện và kiên định. Việt Nam, với bước tiến bãi bỏ prefunding, vẫn cần tiếp tục đáp ứng các tiêu chí quốc tế như áp dụng T+2. Nếu thuận lợi, Việt Nam có thể được nâng hạng vào tháng 3/2025, theo dự báo của ACBS.

Thị trường chứng khoán và cổ phiếu Việt Nam có thể được nâng hạng vào 2025.
Thị trường chứng khoán và cổ phiếu Việt Nam có thể được nâng hạng vào 2025. Ảnh minh họa

Ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết Bộ Tài chính đã sửa đổi quy trình và quy chế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm Thông tư số 68/2024/TT-BTC và dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán nhằm “mở cửa” cho họ.

Để nâng hạng thị trường chứng khoán, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là cho phép nhà đầu tư chứng khoán tại tổ chức nước ngoài mua chứng khoán mà không cần có đủ 100% tiền trong tài khoản (pre-funding) và mở rộng tỷ lệ sở hữu cho họ. Pre-funding sẽ tăng tính thanh khoản và thu hút vốn đầu tư chứng khoán nước ngoài, hỗ trợ nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi theo tiêu chuẩn MSCI và FTSE, nhằm đạt mục tiêu vào năm 2025.

Mặc dù quỹ iShare Frontier ETF đã dừng hoạt động, các quỹ ngoại vẫn lạc quan về triển vọng chứng khoán và cổ phiếu Việt Nam trong trung và dài hạn. Việt Nam cần tận dụng nguồn vốn FDI, phát triển nhân lực chất lượng cao và nâng cao giá trị doanh nghiệp để thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Các nhóm chứng khoán sẽ được hưởng lợi gồm bất động sản khu công nghiệp, sản xuất, công nghệ thông tin, bán dẫn, cổ phiếu vốn hóa lớn và cổ phiếu đạt tiêu chí ESG. Khi thị trường được nâng hạng và đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe, nhiều quỹ và công ty quản lý tài sản lớn từ các nước phát triển sẽ coi Việt Nam là một thị trường chứng khoán chất lượng để đầu tư.

Minh Thư

Xem thêm thông tin: Tại đây