06/10/2024 lúc 17:35

Góc nhìn chuyên gia: GDP quý 3 tăng vọt, chứng khoán có cơ hội bứt phá

gdp-quy-3-tang-vot

Dù thị trường trải qua tuần giao dịch ảm đạm, nhưng các chuyên gia nhìn chung vẫn đánh giá tích cực về xu hướng tiếp theo của thị trường.

Thị trường đã có một tuần giao dịch khá thất vọng khi có tới 3 lần nỗ lực vượt qua đỉnh cao 1.300 điểm không thành công. Mỗi khi lên tới ngưỡng này thị trường lại xuất hiện áp lực bán đè xuống và hai phiên cuối tuần thì giảm hẳn. VN-Index kết tuần 30/9-4/10 giảm -20,32 điểm (-1,57%) xuống mốc 1.270,60 điểm.

Dù thị trường trải qua tuần giao dịch ảm đạm, nhưng các chuyên gia nhìn chung vẫn đánh giá tích cực về xu hướng tiếp theo của thị trường. Nhịp điều chỉnh hiện tại chỉ mang tính chất ngắn hạn và thị trường vẫn còn cơ hội vượt đỉnh 1.300 điểm.

chung-khoan-co-co-hoi-but-pha

Nhiều thông tin hỗ trợ tích cực

Ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC cho rằng thị trường chịu áp lực điều chỉnh đến từ cả yếu tố trong và ngoài nước. Về bối cảnh thế giới, sự điều chỉnh của TTCK Mỹ, chỉ số đồng Dollar tăng giá trở lại và căng thẳng xung đột ở Trung Đông cũng tác động lên tâm lý nhà đầu tư. Áp lực trong nước đến từ việc thị trường không hút được tiền, không tạo được sự lan tỏa và suy yếu trước ngưỡng cản 1.300 điểm và những lo ngại nhất định khi số liệu PMI được công bố cho thấy đà phục hồi sản xuất bị cản trở do ảnh hưởng của bão Yagi.

Tuy nhiên, ông Huy cho rằng bối cảnh thị trường tuần tới sẽ “sáng” hơn do có nhiều thông tin hỗ trợ. Những lo ngại về suy thoái ngày càng giảm đi khi Báo cáo việc làm Mỹ tháng 9 vượt xa dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm. Số việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tăng vọt 254.000 trong tháng 9, cao hơn nhiều so với mức 159.000 việc làm đã được điều chỉnh của tháng 8. Con số này đồng thời cao hơn dự báo của Dow Jones là 150.000 việc làm. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,1 điểm phần trăm, từ 4,2% trong tháng 8 xuống còn 4,1% trong tháng 9. Điều này khiến chứng khoán Mỹ diễn biến khá tốt dù vẫn neo ở vùng đỉnh.

Bên cạnh đó là sự trở lại của thị trường chứng khoán Trung Quốc với những chính sách kích thích kinh tế. Những nhóm ngành hưởng lợi từ xu hướng của các thị trường tài sản Trung Quốc là rất đáng để chú ý.

Trong nước, số liệu kinh tế quý III được công bố sáng 06/10 ghi nhận nhiều điểm tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. GDP chín tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Chín tăng 2,18% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,63%. CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung chín tháng năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%. Dù còn nhiều thách thức trong quý IV nhưng số liệu nhìn chung là tích cực.

tang-truong-gdp-tot

Mặc dù tâm lý thị trường đang khá ảm đạm khi thanh khoản thị trường kém cộng thêm đà tăng phân hoá mạnh, song ông Huy vẫn khuyên nhà đầu tư nên kiên nhẫn và lạc quan. Bởi đôi lúc thời điểm tâm lý chán nản như vậy lại là cơ hội tích lũy cổ phiếu.

“Tôi vẫn cho rằng nhà đầu tư hiện tại nên giữ cân đối tiền/hàng để luôn có thể linh động. Việc giữ khoảng 60% cổ phiếu lúc này là phù hợp và hoàn toàn có thể gia tăng khi thị trường giảm sâu. Một cách nói vui thì nhà đầu tư nên quên 1.300 điểm đi và tập trung vào danh mục của mình”, chuyên gia DSC cho biết.

Về chiến lược đầu tư, chuyên gia DSC cho rằng khi tiền không đủ khỏe, khả năng sẽ có sự luân chuyển dòng dẫn dắt. Ngoài những nhóm ngành có KQKD được dự báo tích có câu chuyện riêng cực như Ngân hàng, Chứng khoán, Bán lẻ, Tiêu dùng… Các nhóm được hưởng lợi từ gói kích cầu của nền kinh tế Trung Quốc như Thép, Cao Su cũngnên được lưu tâm.