Xu hướng công nghệ hàng đầu tại Đông Nam Á năm 2025
Năm 2025, Đông Nam Á sẽ chứng kiến sự bùng nổ công nghệ với những xu hướng nổi bật như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và tự động hóa quy trình (RPA),…
Các công nghệ này sẽ thúc đẩy nền kinh tế số, từ việc ứng dụng AI trong các ngành nghề đến việc phát triển các thành phố thông minh và nâng cao an ninh mạng. Cùng với sự phát triển của tầng lớp trung lưu và chính sách chuyển đổi số mạnh mẽ, khu vực này đang sẵn sàng tận dụng những cơ hội lớn để bứt phá về công nghệ.
Tạo ra bước đột phá mới trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục giữ vai trò quan trọng và sẽ không ngừng phát triển mạnh mẽ trong năm 2025. AI đã và đang trở thành công cụ không thể thiếu trong các ngành từ chăm sóc sức khỏe đến tài chính, từ tự động hóa sản xuất đến an ninh mạng. Theo dự báo, AI sẽ tạo ra 2,3 triệu việc làm mới trong năm 2025, mặc dù cũng sẽ làm mất đi 1,8 triệu việc làm. Việc ứng dụng AI sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao năng suất lao động.
AI tạo sinh, một công nghệ được dự báo sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ, sẽ có khả năng tạo ra nội dung mới như văn bản, hình ảnh, và các phương tiện truyền thông khác. Những tên tuổi lớn như Google và OpenAI đã phát triển các mô hình ngôn ngữ tiên tiến, chẳng hạn GPT-4 và Bard, có thể thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp và lĩnh vực sáng tạo nội dung. Việc áp dụng AI sẽ trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của các công ty, giúp cải thiện quyết định kinh doanh và tối ưu hóa nguồn lực.
Tăng cường kết nối trong công nghiệp và đời sống cùng internet vạn vật (IoT)
Internet vạn vật (IoT) đang trở thành xu hướng công nghệ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Các thiết bị thông minh ngày càng phổ biến, từ nhà thông minh, ô tô tự lái, đến các thiết bị gia dụng được kết nối Internet, tạo ra một mạng lưới khổng lồ các thiết bị trao đổi dữ liệu. IoT đang được triển khai mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.
Dự báo đến năm 2030, khoảng 50 tỷ thiết bị IoT sẽ được kết nối và sử dụng trên toàn cầu. Những tiến bộ trong công nghệ IoT sẽ giúp các doanh nghiệp thu thập dữ liệu theo thời gian thực, từ đó đưa ra quyết định kịp thời và chính xác hơn. Việc tích hợp IoT vào quy trình sản xuất và vận hành sẽ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và bảo mật, đồng thời tối ưu hóa các quy trình công việc.
Giải pháp nâng cao hiệu suất và tiết kiệm chi phí bằng tự động hóa quy trình với robot (RPA)
RPA (Robotic Process Automation) là xu hướng công nghệ đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp ở Đông Nam Á. Đây là công nghệ sử dụng phần mềm để tự động hóa các quy trình lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp, như xử lý giao dịch, xử lý dữ liệu, hoặc trả lời email. RPA giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận hành, đồng thời giải phóng lực lượng lao động để con người có thể tập trung vào các nhiệm vụ đòi hỏi tính sáng tạo và kỹ năng cao hơn.
Kết hợp giữa RPA và AI sẽ tạo ra các hệ thống tự động linh hoạt, có thể xử lý các tác vụ phức tạp hơn. Trong khi RPA giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, AI sẽ tối ưu hóa quy trình, giúp các công ty này có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường toàn cầu.
An ninh mạng là yếu tố then chốt trong thời kỳ số hóa
Với sự gia tăng mạnh mẽ của các mối đe dọa an ninh mạng, việc bảo vệ dữ liệu và hệ thống thông tin sẽ là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp tại Đông Nam Á. Mối đe dọa từ tin tặc ngày càng gia tăng, đòi hỏi các tổ chức phải liên tục nâng cấp và cải thiện hệ thống bảo mật của mình.
Các chính phủ và doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào công nghệ bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin trong môi trường số. Dự báo đến năm 2025, 60% các tổ chức sẽ coi an ninh mạng là yếu tố quyết định trong việc thực hiện các giao dịch và ký kết hợp đồng với đối tác. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu trong bối cảnh số hóa toàn cầu.
Giải pháp cho đô thị hóa bền vững
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Đông Nam Á đang thúc đẩy sự phát triển của các thành phố thông minh, nơi công nghệ được ứng dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các giải pháp công nghệ tập trung vào các lĩnh vực như quản lý giao thông, năng lượng, quản lý chất thải và an toàn công cộng. Singapore, một trong những quốc gia đi đầu trong việc phát triển thành phố thông minh, đã tích hợp các công nghệ như IoT, AI và phân tích dữ liệu để cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng.
Các quốc gia trong khu vực đang tích cực xây dựng các thành phố thông minh, với các dự án tiêu biểu như tiểu bang Johor của Malaysia, đang trở thành trung tâm công nghệ với sự thu hút các khoản đầu tư lớn. Những sáng kiến này không chỉ cải thiện chất lượng sống của người dân mà còn tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ và đầu tư vào lĩnh vực này.
Năm 2025, Đông Nam Á sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI, IoT, RPA, an ninh mạng và các thành phố thông minh. Những xu hướng công nghệ này sẽ định hình lại nền kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội mới và đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực. Các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và cá nhân cần nhanh chóng nắm bắt và triển khai các xu hướng này để không bỏ lỡ cơ hội trong một thế giới số đầy tiềm năng.
Thu Ngân
Xem thêm tin: Tai đây.